HOTLINE (24/7)

0963 06 68 68

HOTLINE (24/7)
0963 06 68 68

Tin tức

Hướng Dẫn Cách Lập Hóa Đơn Điện Tử Trên Hệ Thống S-Invoice

Sau khi thực hiện quy trình đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế có thể lập hóa đơn điện tử bằng hệ thống S-Invoice. Hệ thống cung cấp hóa đơn điện tử uy tín hàng đầu hiện nay được tất cả các doanh nghiệp tin tưởng và sử dụng.

Hướng dẫn cách lập hóa đơn trên hệ thống viettel
Cách khởi tạo hóa đơn điện tử viettel

Để lập được hóa đơn điện tử trên hệ thống S-Invoice các bạn làm theo các bước hướng dẫn dưới đây nhé.

Bước 1: Truy vập vào hệ thống S-Invoice lập hóa đơn

Sau khi đăng nhập vào S-invoice, người dùng vào mục “Quản lý hóa đơn”, chọn “Lập hóa đơn”.

Bước 2: Trên màn hình lập hóa đơn, người dùng thực hiện thiết lập dữ liệu khách hàng mới và tìm kiếm khách hàng cũ

Đối với thông tin khách hàng nhập mới (chưa có trong cơ sở dữ liệu người dùng), thì nhập các thông tin:

  • Điện thoại
  • Tên người mua
  • Mã số thuế
  • Địa chỉ Email
  • Tên đơn vị
  • Địa chỉ

Lưu ý:

– Khi nhập “Tên đơn vị” hệ thống sẽ yêu cầu nhập dữ liệu “Mã số thuế”. Trường hợp chỉ nhập “Tên người mua”, hệ thống không yêu cầu nhập “Mã số thuế”.

Nếu không nhập cả 3 mục “Tên người mua”, “Tên đơn vị”, “Mã số thuế”, hệ thống sẽ báo lỗi “Tên người mua hoặc tên đơn vị là trường bắt buộc phải nhập”.

Đối với khách lẻ: phải nhập Tên người mua, Địa chỉ.

Đối với khách hàng doanh nghiệp: phải nhập Tên đơn vị, Địa chỉ, Mã số thuế.

Quy định khi lập hóa đơn với khách lẻ và khách hàng doanh nghiệp với trường Tên người mua/Địa chỉ/Mã số thuế được áp dụng với các giao diện: lập hóa đơn/sửa hóa đơn nháp/Lập hóa đơn thay thế/Lập hóa đơn điều chỉnh thông tin.

Áp dụng khi lập hóa đơn/sửa hóa đơn nháp/Lập hóa đơn thay thế/Lập hóa đơn điều chỉnh tiền

Trường  hợp không chọn hình thức thanh toán Chuyển khoản, hệ thống vẫn hỗ trợ người dùng chọn loại hình thức thanh toán khác.

Sau khi nhập xong thông tin, bạn ấn vào nút “Thêm mới khách hàng”. Dữ liệu được khởi tạo thành công khi S-invoice thông báo “Thêm dữ liệu mới thành công”. Vậy là bạn đã tạo xong CSDL mới của khách hàng.

Đối với khách hàng đã tồn tại (đã có trong CSDL) 

Hệ thống sẽ thông báo “Khách hàng đã tồn tại” khi nhập lại dữ liệu khách hàng cũ. Khi đó, bạn chỉ cần tìm kiếm thông tin ở mục “Tìm kiếm”. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tra cứu thông tin dựa trên Số điện thoại/Tên người mua/Địa chỉ/Email/Mã số thuế/Loại giấy tờ/Số giấy tờ/Tên đơn vị.

Sau khi chọn người mua có số điện thoại phù hợp tại vùng thông tin [2], phần thông tin người mua sẽ được fill đầy đủ từ cơ sở dữ liệu xuống form thông tin người mua như bên dưới. Kết thúc quá trình nhập thông tin người mua.

Thiết lập thông tin giao dịch

Phần thông tin người bán: Giữ nguyên

Phần thông tin giao dịch, các trường nhập gồm:

  • Hình thức thanh toán (*)
  • Loại tiền(*)
  • Ghi chú

Lưu ý: Các trường có dấu (*) bắt buộc nhập

Đối với hóa đơn có giá trị thanh toán từ 20 triệu trở lên, người dùng cần chọn hình thức thanh toán là Chuyển khoản  theo Điều 6, Thông tư 78/2014/TTBTC

Thiết lập dữ liệu cho “Chi tiết hóa đơn”

Phần thông tin hóa đơn, các trường lựa chọn gồm:

Sau khi nhập loại hóa đơn, các trường còn lại của mục “Thông tin hóa đơn” sẽ tự động hiển thị dữ liệu:

  • Loại hóa đơn
  • Mã hóa đơn
  • Ký tự hóa đơn
  • Ngày lập

– Nếu không chọn “Ngày lập”: thời gian lập hóa đơn sẽ lấy thời gian mặc định là thời gian hiện tại của hệ thống.

– Nếu chọn “Ngày lập”: phải đảm bảo ngày lập là trước ngày hoặc trùng thời gian đang hiển thị ở bên cạnh. 

Sau khi viết hóa đơn chi tiết, các bạn ấn vào nút “Lập hóa đơn” để lập hóa đơn hoặc ấn vào “Lưu nháp” để lưu thông tin hóa đơn đã nhập vào dữ liệu các hóa đơn nháp. Vậy là bạn đã lập hóa đơn và hóa đơn nháp thành công.

  + Hệ thống chỉ hỗ trợ người dùng lập hóa đơn lùi tối đa 30 ngày trở về trước, với điều kiện hóa đơn được lập phải có thời gian sau thời gian của hóa đơn được lập cuối cùng.

  + Trong trường hợp Ngày lập là ngày hiện tại mà hóa đơn cuối cùng đã lập so với ngày hiện tại lùi 27 ngày thì khi người dùng nhập Ngày lập cần lưu ý đến cả giờ, phút để đảm bảo không lùi quá 27 ngày.

Xem thêm:

Cách tra cứu hóa đơn điện tử viettel.
Quy trình sử dụng hóa đơn điện tử.

Lưu ý:

Hệ thống hỗ trợ người dùng lập hóa đơn lùi theo 2 phương án:

 –      Phương án 1: Lùi tối đa 27 ngày tính từ thời điểm hiện tại

 –      Phương án 2: Sau thời gian hóa đơn cuối cùng được xuất

Thời điểm nào gần thời gian ngày hiện tại  hệ thống sẽ hỗ trợ theo phương án đó.

Bảng kê: cho phép upload bảng kê khi lập hóa đơn

Trường hợp người dùng không chọn thời gian lập hóa đơn, hệ thống sẽ mặc định chọn thời điểm hiện tại khi lập hóa đơn để phát hành hóa đơn

Đối với các user dùng chữ ký USB token hiện tại hệ thống chưa hỗ trợ.

Sau khi lập hóa đơn thành công, người dùng có thể vào Quản lý hóa đơn => xem hóa đơn => tải bảng kê đã upload khi lập

Phần thông tin chi tiết hóa đơn, các thông tin sẽ load ra từ danh mục sản phẩm

Tại gird Chi tiết hóa đơn,

Đồng thời mục “Chi tiết hóa đơn” cũng sẽ xuất hiện lúc này.

Bạn có thể tự tạo một hóa đơn chi tiết ngay trên trường thông tin này.

“Cột điều chỉnh”: dùng để thiết lập các hạng mục của một hóa đơn.

Nút “Hàng hóa”: cho phép tra cứu và thêm các danh sách hàng hóa.

Nút “Ghi chú”: tạo ghi chú cho hóa đơn.

Nút “Chiết khấu”: cho phép nhập chiết khấu trực tiếp vào hóa đơn.

Nút “Bảng kê”: cho phép bạn nhập bảng kê có trong hóa đơn.

Nút “Phí khác”: cho phép bạn nhập các hạng mục phí khác nhau của hóa đơn.

+ Chọn nhập Hàng hóa

  • Gõ mã sản phẩm hoặc tên sản phẩm để tìm kiếm, hệ thống sẽ load ra danh sách sản phẩm có mã phù hợp [1]
  • Chọn sản phẩm đúng với mã sản phẩm muốn tìm kiếm tại vùng thông tin kết quả tìm kiếm [2]
  • Nếu không chọn sản phẩm có sẵn trên hệ thống, người dùng có thể nhập trực tiếp thông tin sản phẩm từ bàn phím

– Sau khi chọn một mã sản phẩm, gird Chi tiết hóa đơn

Tiếp tục nhập số lượng cho mã sản phẩm cần bán, kết thúc quá trình nhập sản phẩm thứ nhất

Nhập xong số lượng cho sản phẩm, hệ thống sẽ tự hiển thị Thành tiền, Tổng tiền hàng.

Tiếp tục nhập sản phẩm thứ 2, 3,…n

  + Chọn nhập Hàng hóa với hóa đơn có chiết khấu theo dòng hàng hóa

     Đối với một số mẫu hóa đơn có chiết khấu được định nghĩa theo dòng hàng hóa thì trong bảng Chi tiết hóa đơn sẽ được bổ sung thêm 2 cột % chiết khấu và Chiết khấu

     Từng dòng chiết khấu được tính theo công thức: Chiết khấu = % chiết khấu * Thành tiền

Chiết khấu tổng theo cột Chiết khấu= Tổng (hàng hóa, bảng kê, phí khác)- Tổng (chiết khấu)

Lưu ý:

Khi nhập hàng hóa có các quy định sau: Mã sản phẩm, Tên sản phẩm, Số lượng, Đơn giá, Thuế GTGT (đối với hóa đơn thuế ròng). Đơn vị tính không bắt buộc nhập. Thành tiền tự động tính theo Số lượng * Đơn giá; Tổng thuế (đối với hóa đơn thuế ròng) tự động tính theo Thành tiền * Thuế GTGT(%).

+ Chọn nhập Ghi chú

Khi chọn Ghi chú người dùng có thể nhập liệu theo các cách sau để phù hợp với thực tế của hóa đơn

Tên sản phẩm bắt buộc nhập; Mã sản phẩm không cho nhập; các thông tin còn lại như Đơn vị tính, Số lượng, Đơn giá, Thành tiền, Thuế suất, Tổng thuế (đối với hóa đơn thuế ròng) không bắt buộc nhập, tuy nhiên khi cần nhập thì người dùng vẫn nhập như nhập hàng hóa; Thành tiền = Đơn giá * Số lượng; Tổng thuế = Thành tiền * Thuế suất

Thành tiền của Ghi chú không được cộng vào tổng tiền hàng hóa trên hóa đơn

Đối với dòng Ghi chú không hiển thị số thứ tự trong hóa đơn

+ Chọn nhập Chiết khấu

Khi chọn Chiết khấu người dùng có thể nhập liệu theo các cách sau để phù hợp với thực tế của hóa đơn

Tên sản phẩm, Thành tiền, Thuế GTGT (đối với hóa đơn thuế ròng) là bắt buộc nhập; Thành tiền > 0. Đơn vị tính không được nhập. Số lượng, Đơn giá không bắt buộc nhập. Tuy nhiên, nếu đã nhập Số lượng/Đơn giá thì bắt buộc nhập Đơn giá/Số lượng; lúc này Thành tiền sẽ tính theo Số lượng * Đơn giá

Tổng tiền hàng hóa = Tổng Thành tiền của các hàng hóa (hàng hóa + bảng kê + Phí khác ) – Tổng Chiết khấu.

Các dòng Chiết khấu không hiển thị Số thứ tự.

Tổng thành tiền các dòng chiết khấu phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng thành tiền của các dòng hàng hóa, nếu không hệ thống sẽ báo lỗi như hình dưới.

+ Chọn nhập Bảng kê

Khi chọn Bảng kê người dùng có thể nhập liệu theo các cách sau để phù hợp với thực tế của hóa đơn

Tên sản phẩm, Thành tiền, Thuế GTGT (đối với hóa đơn thuế ròng) là bắt buộc nhập; Thành tiền > 0. Đơn vị tính không được nhập. Số lượng, Đơn giá không bắt buộc nhập. Tuy nhiên, nếu đã nhập Số lượng/Đơn giá thì bắt buộc nhập Đơn giá/Số lượng; lúc này Thành tiền sẽ tính theo Số lượng * Đơn giá

Thành tiền của Bảng kê được tính tổng vào tổng tiền hàng của hóa đơn.

+ Chọn nhập Phí khác

Khi chọn Phí khác người dùng có thể nhập liệu theo các cách sau để phù hợp với thực tế của hóa đơn

Mã sản phẩm, Tên sản phẩm, Số lượng, Đơn giá, Thuế GTGT (đối với hóa đơn thuế ròng). Đơn vị tính không bắt buộc nhập. Thành tiền tự động tính theo Số lượng * Đơn giá; Tổng thuế (đối với hóa đơn thuế ròng) tự động tính theo Thành tiền * Thuế GTGT(%).

Thành tiền của Phí khác được tổng cộng vào tổng tiền hàng hóa.

Bước 3: Nhập Thuế GTGT (%)* – Áp dụng với hóa đơn thuế toàn sản phẩm

Hệ thống cho phép nhập nhiều mức thuế trên 1 hóa đơn.

Tại thông tin Thuế GTGT% người dùng nhấn vào nút + để thêm mức thuế.

Lưu ý: Từng dòng thuế được tính trên Tổng tiền hàng trước thuế.

Bước 4: Hệ thống cho phép người dùng sửa tiền thuế với khoảng chênh lệch (+-)5

* Với hóa đơn thuế tổng

* Với hóa đơn thuế dòng

Nghiệp vụ ảnh hưởng: Lập hóa đơn, Sửa hóa đơn nháp, Điều chỉnh tiền, Lập hóa đơn thay thế

=> Hướng dẫn chi tiết thông tin khi lập hóa đơn với Hàng hóa/Ghi chú/Chiết khấu/Bảng kê/Phí khác:

Bước 5: Nhấn button “Lập hóa đơn” để lập hóa đơn

Nếu thông tin trên hóa đơn là hợp lệ, đầy đủ, hệ thống sẽ thực hiện lập hóa đơn điện tử và trả ra thông báo thành công.

Ảnh hưởng: Hóa đơn sẽ được lưu trữ dưới dạng file pdf, xml, zip phục vụ cho mục đích tra cứu. Khách hàng đã thanh toán hóa đơn có thể xem, tải, in hóa đơn tại chức năng Tiện ích/Tra cứu hóa đơn mục.

Chú ý: Hệ thống mới nâng cấp cho phép người dùng lựa chọn thuế khi lập hóa đơn thuế dòng.

* Hệ thống bổ sung chức năng kiểm soát không cho nhập hóa đơn trong các trường hợp sau:

TH1: Kiểm soát số lượng hóa đơn của doanh nghiệp

Khi số lượng hóa đơn đã lập >= Số lượng hóa đơn đã mua=> Người dùng vào hệ thống chọn Lập hóa đơn, khi nhấn Lập hóa đơn trên giao diện nếu số lượng hóa đơn hết thì sẽ hiển thị thông báo.

Nghiệp vụ ảnh hưởng: Lập hóa đơn, Lập hóa đơn theo file, phát hành hóa đơn nháp, điều chỉnh tiền, điều chỉnh thông tin, lập hóa đơn thay thế.

TH2: Kiểm soát thời gian sử dụng dịch vụ hóa đơn của doanh nghiệp

Khi thời gian đăng ký sử dụng < thời gian hiện tại=> Người dùng vào hệ thống chọn Lập hóa đơn, khi nhấn Lập hóa đơn trên giao diện nếu thời gian sử dụng gói dịch vụ hết thì sẽ hiển thị thông báo

Nghiệp vụ ảnh hưởng: Lập hóa đơn, Lập hóa đơn theo file, phát hành hóa đơn nháp, điều chỉnh tiền, điều chỉnh thông tin, lập hóa đơn thay thế

Liên hệ lắp đặt

Tại TP. Hồ Chí Minh

0963 06 68 68

Tại Hà Nội

0963 06 68 68

Tải app smart motor