Tin tức
Hầu hết các phương tiện ôtô, xe tải hiện nay đều có lắp thiết bị giám sát hành trình trên xe theo Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Thế nhưng không phải cũng biết hết tất cả những tính năng của loại thiết bị này.
xem thêm: Vì sao nên lắp thiết bị giám sát hành trình của Viettel
1/ Đảm bảo độ an toàn
– Khi xe chạy quá tốc độ cho phép, thiết bị giám sát hành trình sẽ phát ra âm thanh đủ lớn để cảnh báo tài xế. Âm thanh sẽ chấm dứt đến khi nào tài xế giảm tốc độ lại.
– Theo quy định, khi điều khiển phương tiện xe đường dài, cứ 4 tiếng tài xế phải nghỉ ngơi một chút để tinh thần tỉnh táo, điều này sẽ được thiết bị giám sát hành trình nhắc nhở, giúp đảm bảo an toàn cho cả chuyến đi.
– Thiết bị giám sát hành trình còn phát ra tín hiệu SOS khi xe gặp phải sự cố khi tham gia giao thông.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, việc xác định vị trí chính xác của tài xế không những giúp chủ doanh nghiệp bảo quản tài sản của mình mà còn có thể giám sát các bác tài có làm việc đùng giờ, đúng giấc, đúng lộ trình hay không? Việc này cho phép doanh nghiệp giảm chi phí quản lý, chi phí nhân sự…
Không những thế, số lần nạp tiếp nhiên liệu, số lần dừng đỗ xe còn được lưu trữ lại mộ cách chính xác, giúp chủ doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh, xây dựng chính sách làm việc cho các bác tài.
Thiết bị giám sát hành trình có khả năng tùy chỉnh chế độ làm việc để thích hợp với từng loại xe khác nhau. Ví dụ như với các loại xe đông lạnh, thiết bị cập nhật thêm chức năng đo nhiệt độ trong xe, giúp thực phẩm luôn tươi; hay với các loại xe taxi, thiết bị có thể ghi lại số lần dừng xe đón khách, thả khách, giúp xác định trạng thái phục vụ khách của xe taxi…
Thiết bị giám sát hành trình thực sự mang lại rất nhiều hữu ích, linh hoạt cho mọi phương tiện xe.
Tại TP. Hồ Chí Minh
Tại Hà Nội